Có thể bạn chưa biết, tủ bảng điện là thiết bị có vai trò hết sức quan trọng đối với việc vận hành các hệ thống điện, nhất là hệ thống máy móc tại các nhà máy, nhà xưởng, khu công nghiệp… Với tính chất quan trọng đó, việc lắp đặt tủ bảng điện phải được thực hiện một cách bài bản, đạt tính hiệu quả cao. Ngay sau đây, chúng tôi sẽ gợi ý đến bạn cách lắp đặt tủ điện an toàn và hiệu quả. Hãy tham khảo ngay nhé!
Việc thiết kế, nhất là khâu lắp đặt tủ bảng điện sẽ được triển khai theo từng giai đoạn cụ thể sau:
- Bước 1: Lập bảng sơ đồ khối dành cho hệ thống điện cần lắp đặt. Bước này yêu cầu phải chuẩn bị sẵn sơ đồ thiết kế mạch từ trước đó.
- Bước 2: Khảo sát thị trường giá thành các vật liệu cần sử dụng, ưu tiên tìm kiếm, dùng các loại dư tải và đảm bảo về chất lượng hơn. Kế đến chúng ta sẽ dựa vào kích thước để sắp xếp các vật liệu trên bảng một cách hợp lý nhất.
Lắp đặt tủ bảng điện cần thực hiện theo từng bước để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao khi sử dụng
- Bước 3: Chuẩn bị các thành phần vật liệu phụ cần thiết cho quá trình lắp đặt tủ bảng điện như vòng số thứ tự cài dây, thanh sắt để cài khởi động từ, timer, rơ-le, đầu nối dây điện…
- Bước 4: Lắp đặt các thành phần lên trên bảng điện bằng sắt hoặc ván ép với độ dày 10 mm. Khi lắp ráp nên để bảng theo phương ngang để thuận tiện nhất.
- Bước 5: Sau khi vừa lắp đặt, cần kiểm tra độ an toàn cũng như khả năng cách điện của bảng tủ, nhất là đối với bảng điện bằng chất liệu sắt. Cụ thể, chúng ta sẽ kiểm tra thông qua điện lưới nối tiếp với bóng đèn tròn 300W để xem các bộ phận trên bảng có hoạt động đúng theo yêu cầu thiết kế đưa ra hay không. Nếu xuất hiện sai sót cần khắc phục nhanh chóng.
- Bước 6: Chạy thử một lần nữa với mức tải nhỏ, sau đó sẽ lắp đặt tất cả các bộ phận bảng vào tủ.
- Bước 7: Tạo bộ khung chân để lắp đặt tủ vào vị trí mong muốn, kế đến kéo điện lưới cùng các dây điện từ động cơ vào trong tủ.
- Bước 8: Tiến hành thử dây nối đất và an toàn điện. Nên nhớ dây nối đất cánh cửa tủ hay thân tủ bắt buộc là dây đồng, dây dẹt, mềm và khó bị đứt.
Sơ đồ khối liên quan đến bố trí thành phần thiết bị tủ khi vẽ cần đảm bảo 3 phần chính đó là mạch công suất, mạch tự động và mạch điều khiển.
Tủ bảng điện cần được lắp đặt phù hợp theo hướng lưới điện vào ra. Bạn sẽ cần quan sát và cân nhắc dựa trên vị trí của các máy, điện lưới hay nơi công nhân cần sử dụng để vận hành hệ thống.
Tại các môi trường làm việc đặc thù có độ ẩm cao, chúng ta cần đảm bảo độ kín đối với thành phần cơ khí của tủ điện. Phải trang bị tối thiểu một 1 aptomat chính cùng với nút tắt, đầu gạt đóng điện của aptomat đó. Như vậy sẽ giúp cô lập hoàn toàn đường dây điện vào tủ khi cần. Bạn có thể chọn cường độ cắt tự động tương đương hoặc gấp khoảng 3 lần tổng của các tải phụ thành phần.
Ngoài ra, đừng quên bổ sung thêm một ổ cắm 220V để có thể đảm bảo ánh sáng khi thực hiện bảo dưỡng tủ bảng điện.
Phần khung lắp đặt tủ điện phải được lắp đặt sao cho thật chắc chắn, cân bằng để đảm bảo các tiếp điểm dây nối đất vào trong tủ phải thật sự chắc chắn.
Như đã đề cập trước đó, bạn có thể thực hiện kiểm tra dây nối đất vào tủ điện bằng cách sử dụng bóng đèn 300W, với 1 đầu pha từ điện lưới 220V, đầu còn lại tiếp xúc với vỏ tủ điện. Tủ bảng điện sẽ thật sự an toàn và có thể sử dụng khi bóng đèn sáng.
Chúng tôi hi vọng với những thông tin hữu ích vừa rồi, bạn sẽ có thể nắm rõ và lắp đặt tủ điện tại đơn vị của mình một cách dễ dàng, thuận lợi nhất. Để được tư vấn các thông tin về sản phẩm tủ bảng điện tại Điện Cơ Trần Huỳnh, vui lòng liên hệ ngay qua hotline 028 39761878, chúng tôi sẽ sẵn sàng có mặt và hỗ trợ tận tình!
Văn Phòng: C7B/23, Ấp 3B, Xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh, TP.HCM
Xưởng: C7B/23, Ấp 3B, Xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh, TP.HCM
Điện Thoại: 028 39761878
Email: tranhuynhmec@gmail.com
Website: www.tranhuynhmec.com